Một số học giả nổi tiếng Viện_Viễn_Đông_Bác_cổ

Louis Finot

Louis Finot, giám đốc đầu tiên của EFEO

Louis Finot sinh năm 1864Bar-sur-Aube. Sau khi tốt nghiệp ngành luật và văn chương, Finot làm việc tại Thư viện quốc gia Pháp. Cũng khoảng thời gian này, ông bắt đầu học tiếng Phạn tại École des hautes études rồi làm việc tại trường sau khi nhận bằng. Năm 1898, Louis Finot được bổ nhiệm làm giám đốc Mission archéologique en Indochine (Phái đoàn Khảo cổ tại Đông Dương) và sau đó trở thành giám đốc đầu tiên của EFEO. Chính Louis Finot đã cho phát hành những tập san đầu tiên của Viện Viễn Đông Bác cổ. Sau khi hết nhiệm kỳ vào năm 1904, Louis Finot trở về Paris rồi trở thành giáo sư của École des hautes études và Collège de France. Khoảng thời gian sau, Louis Finot lại tới Đông Dương rồi trở về Pháp năm 1918. Cuối năm 1920, Louis Finot tiếp tục trở lại Đông Dương và giữ chức giám đốc EFEO lần thứ hai. Sau năm 1926, Louis Finot sang Campuchia cùng nhóm nghiên cứu về Angkor. Năm 1930, Louis Finot rời Đông Dương về sống tại Toulon. Năm 1933, Louis Finot được bầu vào Viện Hàn lâm Văn khắc và Văn chương và mất hai năm sau đó cũng tại Toulon. Trong suốt khoảng thời gian gần 40 năm, Louis Finot đã công bố nhiều công trình nghiên cứu về văn học, khảo cổ, văn khắc các nước Đông Đương.[28]

George Cœdès

Bài chi tiết: George Cœdès

George Cœdès sinh năm 1886 tại Paris. Cœdès theo học tiếng Phạntiếng Khmer tại École pratique des hautes études. Năm 18 tuổi, ông đã công bố bài báo đầu tiên trên BEFEO. George Cœdès có tham gia quân ngũ một thời gian và khi kết thúc, ông trở thành thành viên của EFEO, tới Đông Dương năm cuối 1911. Sau một thời gian dài làm việc ở Xiêm, George Cœdès tới Hà Nội năm 1929 trở thành giám đốc EFEO và giữ chức vụ này cho tới khi nghỉ hưu vào năm 1947. Chính George Cœdès đã phát triển EFEO tại Hà Nội, mở thêm thư viện, phòng ảnh và bảo tàng Louis Finot, tiền thân của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam sau này. Năm 1944 tại Hà Nội, George Cœdès công bố Histoire ancienne des États hindouisés d'Extrême-Orient (Cổ sử các quốc gia Ấn Độ hóa tại Viễn Đông). Sau chiến tranh, công trình này được xuất bản tại Paris năm 1948 với tên Les États hindouisés d'Indochine et d'Indonésie, giành được thành công lớn. Rời Đông Dương trở về Paris, George Cœdès làm việc tại bảo tàng Ennery và còn tham gia giảng dạy. Ông cũng được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học Hải ngoại (Académie des Sciences d'Outre-Mer) và Viện Hàn lâm Văn khắc và Văn chương. Năm 1969, George Cœdès mất tại Paris.[29]

Henri Parmentier

Henri Parmentier (Paris, 1871 - Phnom Penh, 22/2/1949) là một nhà khảo cổ học người Pháp, chuyên gia nghiên cứu về văn hóa Chăm Pa cổ xưa. Ông góp phần quan trọng trong việc thu thập, bảo tồn những hiện vật thuộc nền văn hóa Chăm Pa tại Mỹ Sơn và phục hồi các di tích Angkor.

Ông cũng góp phần thực hiện các chương trình bảo tồn Angkor Wat và các nâng cấp các bộ sưu tập khảo cổ tại bảo tàng của Viện Viễn Đông Bác Cổ tại Hà Nội (nay là Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam). Ông cũng góp phần xây dựng Viện bảo tàng của Viện tại Đà Nẵng, (nay là Viện Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng).

Louis Malleret

Louis Malleret (1901-1970) là nhà khảo cổ học người Pháp, giám đốc của viện từ năm 1949 đến 1956, người đã tiến hành các cuộc khai quật ở Đông Nam Á vào những năm 1940, chủ yếu tại khu vực thuộc vương quốc Phù NamÓc Eođồng bằng sông Cửu Long.

Nguyễn Văn Huyên

Nguyễn Văn Huyên sinh năm 1908 tại Hà Nội trong một gia đình trí thức. Năm 1926, ông tới Pháp học về văn và luật. Năm 1934, Nguyễn Văn Huyên trở thành người Việt Nam đầu tiên bảo vệ luận án tiến sĩ tại Sorbonne với đề tài Les chants alternés des garçons et des filles en Annam (Hát đối đáp nam nữ thanh niên ở An Nam). Năm 1935, Nguyễn Văn Huyên về Việt Nam và giảng dạy tại École du protectorat (Trường bảo hộ). Đến 1938, ông gia nhập EFEO. Đồng thời, từ năm 1941, Nguyễn Văn Huyên cũng tham gia Comité de recherches scientifiques de l'Indochine (Ban nghiên cứu khoa học Đông Dương). Sau tháng 8 năm 1945, Nguyễn Văn Huyên làm việc cho chính phủ Hồ Chí Minh, giữ chức giám đốc Đại học học vụ, tham gia xây dựng chương trình giáo dục. Từ 1946, Nguyễn Văn Huyên trở thành bộ trưởng Bộ Giáo dục quốc gia và giữ chức vụ này tới khi mất vào năm 1975. Kể từ nghiên cứu đầu tiên vào năm 1934, Nguyễn Văn Huyên đã công bố nhiều công trình giá trị về văn hóa, tín ngưỡng Việt Nam.[30]

Giám đốc của viện